Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều kiểu chơi bài từ dễ đến khó, tuy nhiên loại nào cũng đem lại niềm vui cho người chơi. Hôm nay MMWIN sẽ đem đến cho bạn những kiểu chơi bài phức tạp phổ biến tại Việt Nam.

Chơi bài tiến lên

Trong những cách chơi bài thì có lẽ bài bài tiến lên là cách chơi phổ biến nhất và hầu hết mọi người đều biết chơi. Mặc dù vậy nhưng đây cũng là cách chơi bài bài khá phức tạp với rất nhiều luật lệ hay quy định được đặt ra khác nhau dựa trên mỗi vùng miền hoặc giữa những nhóm người chơi với nhau. Sự đa dạng của bài tiến lên phức tạp đến nỗi trước khi bắt đầu chơi thì người chơi phải thống nhất lại với nhau thêm 1 lần nữa về các quy định và luật chơi này.

Chơi bài tiến lên

Chơi bài tiến lên

Bài tiến lên có thể chơi theo nhóm từ 2 đến 4 người, mỗi người sẽ được chia 13 lá bài và chơi theo kiểu “giải phóng” bài nghĩa là ai hết bài trước thì thắng.

Bài tiến lên phổ biến do cách chơi biến hóa, thay đổi linh hoạt, người chơi bài phải dựa trên tình hình hiện tại của ván chơi bài để tính toán tình hình thay đổi cách chơi bài cho phù hợp, đôi khi phải “phá bài” để chặn các người chơi khác “tới” trước hoặc “nhịn” 1 bước để chặt hàng lớn hơn phía sau. Cũng chính vì quá phổ biến nên mỗi địa phương lại đưa ra thêm nhiều “luật” khác nhau tạo ra nhiều cách chơi như Tiến lên miền nam, tiến lên miền bắc, tiến lên kiểu Huế hay Đà Nẵng,…

Chơi bài Tá lả/Phỏm

Chơi bài Tá lả hay còn gọi là chơi bài Phỏm là cách chơi bài tú lơ khơ 52 lá dành cho nhóm người từ 2 đến 4. Mỗi người chơi sẽ được chia 9 lá bài, chỉ trừ người đầu tiên đánh sẽ được 10 lá, số bài còn lại sẽ được úp xuống giữa bàn, đó gọi là Nọc. Luật chơi và cách chơi bài này tương đối dễ hiểu, tuy nhiên một vấn đề phức tạp đó chính là phải tính toán để chiến thắng giữa các người chơi có kinh nghiệm với nhau.

Chơi bài phỏm

Chơi bài phỏm

Người chơi đầu tiên sẽ đánh ra 1 lá bài, sau đó người chơi tiếp theo sẽ lựa chọn ăn bài hay bốc bài từ trong Nọc nếu lá bài đó không kết hợp với các lá bài đang có để tạo thành Phỏm (nghĩa là bộ gồm 3 quân bài trở lên có cùng chất và số liên tiếp nhau hoặc bộ 3 quân bài khác trở lên khác chất nhưng cùng số). Sau khi ăn bài hoặc bốc bài, người chơi bài phải đánh ra 1 lá. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết một vòng. Một ván chơi bài Phỏm sẽ kết thúc nếu trong bàn có 1 người chơi Ù (9 lá bài đều có phỏm và không còn bài rác). Nếu như trong bàn không có ai Ù thì sau 4 lượt ván chơi bài sẽ kết thúc.

Các quân bài nào có thể tạo thành phỏm sẽ được loại bỏ, số bài lẻ còn lại sẽ được dùng để tính điểm, ai là người ít điểm nhất sẽ chiến thắng. Có nghĩa là ai có thể tạo ra nhiều phỏm hơn và giữ số lượng các quân rác sao cho nhỏ điểm nhất thì sẽ có khả năng thắng cao hơn.

Chơi bài binh xập xám (hay còn gọi là Mậu binh hay Binh Chợ Lớn)

Chơi bài Binh xập xám hay còn gọi là Mậu binh, là một trong các kiểu chơi bài tây 52 lá rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam với sự phức tạp và yêu cầu trí tuệ rất cao (Có thể xem là cao nhất trong những kiểu chơi bài). Cách chơi bài Mậu binh không theo lối đánh sát phạt, đánh hết bài trên tay là chiến thắng như các game khác mà cần sự tính toán và mang tính chiến lược hơn nhiều. Đây là cách chơi bài rất được giới trẻ ưa chuộng vì cách chơi bài rất khác biệt với rất nhiều biến hóa, trí tuệ mang tính chiến lược cao.

Bắt đầu một ván chơi bài mậu binh mỗi người chơi sẽ được chia 13 quân bài, 13 quân bài này được xếp thành 3 nhóm khác nhau, nhóm đầu và nhóm thứ 2 bao gồm 5 lá bài, còn nhóm thứ 3 bao gồm 3 lá bài. Người chơi bài mậu binh phải sắp xếp sao cho nhóm trước mạnh hơn nhóm sau và các nhóm cần phải có sự liên kết với nhau.

Chơi bài mậu binh

Chơi bài mậu binh

Khi bắt đầu ván bài, người chơi sẽ có khoảng 90 giây để sắp xếp bài của mình. Sau đó các người chơi sẽ cùng ngửa bài để so bài với nhau.

Các người chơi sẽ so sánh các nhóm bài với nhau. Nếu người chơi nào sở hữu một trong những nhóm bài mậu binh thắng trắng như Sảnh rồng, Rồng cuốn, Năm đôi 1 sám, Ba thùng, Lục phé bôn hay Ba sảnh thì sẽ được tính là thắng nhất ngay, không cần thiết phải so bài nữa. Số còn lại sẽ được gọi là mậu binh thường sẽ so sánh từng nhóm với nhau để phân định thắng thua.

Việc sắp xếp bài để chiến thắng được đối thủ không hề dễ dàng chút nào và đó cũng chính là điểm thu hút người chơi của Mậu binh. Việc này đòi hỏi người chơi phải có một tư duy logic, nhạy bén và 1 sự quan sát thật tinh tế để có thể sắp xếp bài hợp lý.

Chơi bài sâm Lốc

Chơi bài Sâm lốc là một cách chơi bài tây 52 lá có từ lâu đời của người Việt Nam. Bài sâm lốc có khởi điểm và trở nên phổ biến ở miền Bắc nhưng cách chơi bài sâm lốc tương đối dễ tương tự chơi bài tiến lên nên khá nhiều người cũng biết đến và thích chơi bài này.

Chơi bài sâm lốc

Chơi bài sâm lốc

Cách chơi bài sâm lốc khá tương tự như chơi bài tiến lên, tuy nhiên một ván chơi bài sâm lốc có thể bắt đầu khi có nhóm từ 2 – 5 người chơi, mỗi người chơi sẽ chỉ được chia 10 lá bài từ bộ bài. Cách sắp xếp bài với thứ tự bài từ 3 đến 2 (quân 2 sẽ là lớn nhất), bài lẻ, các bộ đôi, bộ ba (còn gọi là sám), tứ quý (4 cây giống nhau), sảnh và thứ tự giống với chơi tiến lên. Người chiến thắng là người chơi đánh được hết bài trên tay đầu tiên tuy nhiên không được đánh quân 2 cuối cùng (thúi 2).

Chơi bài Tấn (hay bài chủ)

Bài Tấn là một cách chơi bài của Nga, được du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ Liên Xô. Đây là 1 trong những cách chơi khá thông dụng của bộ bài Tây và khác với chơi bài tiến lên hay phỏm bởi cách chơi bài này không được ghép những lá bài mà chỉ chơi từng lá một. Chơi bài Tấn này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (nghĩa là thằng ngốc – dùng để chỉ người chơi còn bài cuối cùng), người Việt Nam gọi là chơi bài Tấn vì cách chơi của nó mỗi lần các người chơi cùng tấn công 1 người phòng thủ và tiếp tục xoay vòng khi kết thúc một lượt.

Chơi bài tấn

Chơi bài tấn

Bài Tấn chơi theo nhóm từ 2-4 người. Mỗi người sẽ được chia cho 8 quân bài, sau khi chia xong sẽ bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hay chất trưởng). Lá bốc được mang chất bài nào (Cơ, Rô, Chuồn hay Bích) thì chất đó sẽ là chủ của ván bài và để lật ngửa quân đó xuống dưới để mọi người cùng biết.

Lần lượt ở mỗi vòng chơi bài theo thứ tự sẽ có một người chơi đưa 1 quân bài tấn người bên cạnh, người chơi bên cạnh phải dùng quân bài cùng chất lớn hơn hoặc quân bài có chất chủ được bốc ban đầu để đỡ. Các người còn lại cũng có thể tham gia tấn người đang bị tấn. Nếu người đang bị tấn không đỡ được thì phải lấy hết số bài tấn trong ván đó, ngược lại nếu như người đang bị tấn đỡ thành công không ai có quân bài lớn hơn thì toàn bộ số bài tham gia tấn và đỡ trong ván đó sẽ được úp xuống.

Trước khi bắt đầu một lượt chơi, mỗi người đều phải rút đủ 8 lá bài từ số bài dư (hay còn gọi là nọc) sau khi chia. Trong lượt chơi nếu một người chơi đánh hết số bài mình có thì cũng được rút tiếp 8 lá từ nọc. Ván chơi sẽ kết thúc khi có một người chơi đánh hết bài đầu tiên và không còn bài trong nọc để rút tiếp, những người chơi còn bài sẽ bị tính là thua.

Như vậy, mỗi ván bài có một bài chủ khác nhau và ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào lá bài bốc chọn nước bài chủ.

Tổng Kết

Trên đây là những kiểu chơi bài phức tạp phổ biến nhất tại Việt Nam với vô cùng nhiều luật lệ và quy định chơi bài được đặt ra. Chính điểm phức tạp của chúng tạo ra sự thách thức cho người chơi đòi hỏi họ phải luyện tập nhiều hơn, nắm rõ luật chơi, cách chơi cũng như áp dụng một cách linh hoạt và thành thạo để đem lại chiến thắng cho bản thân. MMWIN mong rằng bài viết trên sẽ đem lại các thông tin thật hữu ích cho bạn. Và hãy nhớ rằng chơi bài chỉ để cho vui thôi chứ đừng quá mê đánh bạc kẻo tiền mất tật mang nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *